Giáo sư Phiên Kiến Vĩ là một thiên tài vật lý với những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực máy tính lượng tử. Ông đã đưa Trung Quốc từ vị thế đuổi theo trong truyền thông lượng tử lên vị trí dẫn đầu thế giới. Sự trở về của ông đã góp phần quan trọng vào sự trỗi dậy của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ lượng tử.
Giáo sư Phiên Kiến Vĩ: Nhà khoa học tiên phong đưa Trung Quốc dẫn đầu về máy tính lượng tử
Giáo sư Phiên Kiến Vĩ sinh năm 1970 tại Chiết Giang, Trung Quốc. Từ nhỏ, ông đã bộc lộ niềm đam mê với Vật lý. Thành tích học tập xuất sắc của ông đã giúp ông đỗ vào Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ở tuổi 17. Ông nhận bằng Cử nhân và Thạc sĩ Vật lý lý thuyết vào năm 1995.
Giáo sư Phiên Kiến Vĩ: Nhà khoa học tiên phong đưa Trung Quốc dẫn đầu về máy tính lượng tử
Sau đó, ông sang Áo du học để nghiên cứu sâu hơn Vật lý lượng tử. Năm 1999, ông tốt nghiệp và tiếp tục nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Vienna, Áo, đến năm 2001.
Mở đầu sự nghiệp khoa học của ông là phát hiện vướng víu lượng tử của 5 photon và sự dịch chuyển tức thời. Năm 1999, Nature chọn nghiên cứu này là công trình kinh điển về Vật lý của thập kỷ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng lọt vào top 10 công trình khoa học hàng đầu của năm do Science và Hiệp hội Vật lý Anh đề cử.
Giáo sư Phiên Kiến Vĩ: Nhà khoa học tiên phong đưa Trung Quốc dẫn đầu về máy tính lượng tử
Sau khi hoàn thành việc học ở Áo, ông trở về Trung Quốc. Năm 2001, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc hỗ trợ ông thành lập phòng thí nghiệm Vật lý lượng tử thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc và được bổ nhiệm làm giáo sư ở tuổi 31. Ông tiếp tục nghiên cứu truyền thông lượng tử và tính toán lượng tử.
Năm 2016, Trung Quốc phóng thành công vệ tinh lượng tử đầu tiên thế giới mang tên Mặc Tử. Vệ tinh này thực hiện truyền thông lượng tử lên không trung, đánh dấu quá trình chuyển đổi của Trung Quốc từ theo dõi sự phát triển công nghệ thông tin đến dẫn đầu thành tựu tương lai.
Giáo sư Phiên Kiến Vĩ: Nhà khoa học tiên phong đưa Trung Quốc dẫn đầu về máy tính lượng tử
Năm 2020, Giáo sư Vĩ giới thiệu nguyên mẫu siêu máy tính lượng tử Cửu chương 1.0 với 76 photon. Nó nhanh hơn siêu máy tính thế giới Fugaku 100.000 tỷ lần.
Năm 2021, ông ra mắt phiên bản nâng cấp Cửu chương 2.0 với 113 photon, thực hiện phép tính lượng tử lấy mẫu boson Gaussian (GBS) quy mô lớn nhất thế giới.
Giáo sư Phiên Kiến Vĩ: Nhà khoa học tiên phong đưa Trung Quốc dẫn đầu về máy tính lượng tử
Tháng 6/2023, ông giới thiệu Cửu chương 3.0 tăng lên 255 photon, có thể giải quyết các vấn đề toán học phức tạp và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học.
Sự trở về của Giáo sư Vĩ có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc. Nó đã giúp đưa nước này từ vị trí đuổi theo trong lĩnh vực truyền thông lượng tử đến dẫn đầu thế giới hiện nay.
Tháng 3/2023, Cục Sở hữu Trí tuệ Trung Quốc công bố số lượng bằng sáng chế về truyền thông lượng tử chiếm 30,3% tổng số bằng về công nghệ lượng tử được cấp.
Tháng 5/2023, Giáo sư Vĩ trở thành nhà khoa học duy nhất của Trung Quốc được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Anh. Điều này khẳng định vị thế của ông trong lĩnh vực vật lý lượng tử và sự đóng góp của ông cho khoa học thế giới.