Hành trình tái thiết gian nan sau bão lũ: Những ngôi trường vùng cao nỗ lực hồi sinh

Cơn bão Yagi đi qua đã để lại những vết thương sâu sắc tại các tỉnh miền Bắc, trong đó có huyện Bát Xát (Lào Cai). Nhiều ngôi trường ở đây đã trở thành điểm sáng giữa những khó khăn, nơi thầy cô và học trò cùng vượt lên để nối lại nhịp học tập bình thường. Bài viết sẽ ghi lại hành trình đầy nỗ lực và cảm động này.

Hành trình tái thiết gian nan sau bão lũ: Những ngôi trường vùng cao nỗ lực hồi sinh

Hành trình tái thiết gian nan sau bão lũ: Những ngôi trường vùng cao nỗ lực hồi sinh

Sau cơn bão Yagi tàn phá, huyện Bát Xát (Lào Cai) trở thành một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. 13 trong số 60 trường học trên địa bàn đã bị ảnh hưởng, với những thiệt hại nghiêm trọng như nứt/sập tường, sụt lún nền, hư hỏng hệ thống nước hoặc nguy cơ sạt lở.

Hành trình tái thiết gian nan sau bão lũ: Những ngôi trường vùng cao nỗ lực hồi sinh

Hành trình tái thiết gian nan sau bão lũ: Những ngôi trường vùng cao nỗ lực hồi sinh

Trong số những ngôi trường chịu ảnh hưởng, Trường PTDT Bán trú Tiểu học & THCS Trung Lèng Hồ là một điển hình. Cơn bão đã khiến phía trước trường sạt lở, để lại những "vết cứa" trắng nhởn giữa màu xanh rừng núi, cùng với ngổn ngang đất đá, gốc cây sau cơn lũ quét.

Thầy Trần Xuân Thú, hiệu trưởng nhà trường, cho biết ngoài những học sinh mất bố hoặc mẹ, còn có 8 em có nhà bị vùi lấp hoàn toàn. Thầy cô và học sinh đã phải trải qua những ngày tháng kinh hoàng giữa cảnh trường bị cô lập, nhà hỏng, cây đổ, mất điện và sóng liên lạc.

Hành trình tái thiết gian nan sau bão lũ: Những ngôi trường vùng cao nỗ lực hồi sinh

Hành trình tái thiết gian nan sau bão lũ: Những ngôi trường vùng cao nỗ lực hồi sinh

Hơn 30 thầy cô cùng 176 em học sinh bán trú phải cùng nhau tự trấn an, xoay sở trong lúc hoàn toàn bị cô lập. Cô Triệu Thị Trang, giáo viên khối 9, vẫn còn ám ảnh tiếng gào thét của học sinh khi tận mắt chứng kiến những ngọn núi trước trường bị sạt lở.

Những ngày sau đó, trường bị cô lập hoàn toàn. Thực phẩm không thể lên tới nơi, trong khi đồ ăn dự trữ dần cạn kiệt. Thầy cô phải gom góp những gì có để đủ nấu ăn cho học trò. "Có bữa, thầy cô gom tất cả cũng chỉ vỏn vẹn 5 quả bí xanh. Nhà bếp đem ra nấu hết cho hơn 170 trò", thầy Thú nhớ lại.

Hành trình tái thiết gian nan sau bão lũ: Những ngôi trường vùng cao nỗ lực hồi sinh

Hành trình tái thiết gian nan sau bão lũ: Những ngôi trường vùng cao nỗ lực hồi sinh

Giải quyết được vấn đề thực phẩm nhưng nước sạch vẫn chưa có. Thầy hiệu trưởng phải đi đến nhà từng hộ dân quanh trường để xin nguồn nước sạch phục vụ cho việc nấu nướng, sinh hoạt. Suốt mấy ngày, người dân dùng nước ban ngày, ban đêm, thầy cô lại chia ca trực để bơm đầy bể, đủ cho học sinh dùng trong ngày hôm sau.

May mắn đến nay, việc dạy và học cũng dần đi vào ổn định. Ngoài giờ dạy, các thầy cô vẫn tranh thủ dọn dẹp những nơi có thể cạo rửa. Ở những khu vực bùn đất chất cao, không thể can thiệp bằng sức người, trường chỉ có thể trông chờ vào máy móc.

Hành trình tái thiết gian nan sau bão lũ: Những ngôi trường vùng cao nỗ lực hồi sinh

Hành trình tái thiết gian nan sau bão lũ: Những ngôi trường vùng cao nỗ lực hồi sinh

Bên cạnh việc tái thiết lại trường học, vấn đề ổn định tâm lý cho học sinh cũng được ưu tiên. Trong số 8 em có nhà bị lũ cuốn trôi, Lý Tiền (lớp 9) ở thôn xa nhất. Vài ngày sau cơn lũ, cô giáo chủ nhiệm của Tiền cũng đến tận thôn Pờ Hồ, động viên em quay trở lại trường.

Nhà không còn nữa, cả gia đình Tiền đang phải ở lán tạm cách khu cũ không xa. Cô giáo phải thuyết phục mãi, cả hai vợ chồng mới yên tâm cho con trở lại trường. Giống như Tiền, nhà của Lý A Long, thôn Phìn Páo cũng đã bị đất đá vùi lấp. Đến nay, cả gia đình 5 người của em vẫn phải ở tạm nhà rác của thôn - nơi đằng sau vẫn còn nguy cơ sạt lở.

Hành trình tái thiết gian nan sau bão lũ: Những ngôi trường vùng cao nỗ lực hồi sinh

Hành trình tái thiết gian nan sau bão lũ: Những ngôi trường vùng cao nỗ lực hồi sinh

Khi những hiểm nguy đã qua đi, lương thực không còn là vấn đề khẩn thiết, trong khối lượng công việc tái thiết ngồn ngộn, việc chăm lo để học sinh yên tâm tới trường vẫn được thầy cô ưu tiên hàng đầu. Thầy Nguyễn Đức Vinh, Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Sàng Ma Sáo, cho biết những ngày vừa qua, nhà trường nỗ lực kêu gọi hỗ trợ của các mạnh thường quân, từ xà phòng, dầu gội, kem đánh răng, bàn chải, chậu rửa mặt... cho học sinh.

Trong bão lũ, mặc dù cơ sở vật chất của Trường PTDTBT THCS Sàng Ma Sáo không bị hư hại quá nhiều nhưng khoảng 60 học sinh có gia đình bị ảnh hưởng nặng nề. Ngay khi mưa dứt, đường có thể tạm đi lại, các thầy cô cố gắng hỗ trợ học trò được đoàn tụ với gia đình để các em ổn định tâm lý.

Hành trình tái thiết gian nan sau bão lũ: Những ngôi trường vùng cao nỗ lực hồi sinh

Hành trình tái thiết gian nan sau bão lũ: Những ngôi trường vùng cao nỗ lực hồi sinh

Đến khi hầu như tất cả học sinh đã được đón hoặc đưa về nhà, thầy cô cũng về với gia đình, còn lại một em lớp 9, vì nhà xa và đường về vẫn chưa thông nên phải ở lại. Nhìn mặt học trò buồn như sắp khóc, các thầy cô chỉ biết động viên "em cứ yên tâm ở lại đây với cô, cô có gì trò dùng nấy".

Sau đợt mưa lũ, để trở lại nhịp dạy và học bình thường, các thầy cô cũng cắt cử nhau đi từng thôn, băng qua các đoạn đường nhiều điểm sạt lở đến tận nhà học sinh để động viên gia đình cho con quay lại và yên tâm xuống trường. Hành trang của thầy cô còn có thêm những đồ dùng thiết yếu và thực phẩm cứu trợ cho học sinh và gia đình.

Đến khi xuống trường, thầy cô lại trở thành điểm tựa cho các em. "Ngoài dạy chữ, thầy cô còn tâm sự, chia sẻ và chăm lo miếng ăn, giấc ngủ để các em yên tâm học tập", thầy Vinh nói. Gần giữa trưa, nghe tiếng đồng ca trong trẻo vang lên từ tiết âm nhạc ở một lớp học ở góc tầng 2, rồi nhìn đám học trò vừa đá cầu vừa chí chóe trêu nhau giữa sân trường, thầy hiệu trưởng Nguyễn Đức Vinh xúc động "nhịp bình yên đã trở lại".

Thầy kỳ vọng, với sự nỗ lực, tình cảm ấm áp và sự chăm sóc đủ đầy của thầy cô, sẽ không có em nào buộc phải rời trường lớp sau bão lũ. Vượt lên tất cả những mất mát, việc học của các em vẫn không bị đứt đoạn. Trường học sẽ là điểm khởi đầu và nâng bước, giúp học trò tiếp tục vươn xa ra ngoài thôn bản.