Tháng 7 năm nay, 10 luật sẽ có hiệu lực trên toàn quốc, mang theo những thay đổi đáng kể nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế. Dưới đây là tổng hợp những điều chỉnh quan trọng trong các luật mới.
Theo Luật Căn cước 2023, thẻ căn cước công dân (CCCD) sẽ thay thế hoàn toàn thẻ căn cước công dân hiện hành (thẻ CCCD). Tuy nhiên, những công dân đang sở hữu thẻ CCCD vẫn được sử dụng đến khi hết hạn, không phải đổi mới.
Luật mới có hiệu lực từ tháng 7: Gỡ rối cho người dân, thúc đẩy kinh tế
Những trường hợp bắt buộc làm thẻ căn cước gồm: công dân đủ 14 tuổi chưa có thẻ căn cước hoặc thẻ CCCD, công dân có thẻ CCCD đã hết hạn sử dụng, và công dân có nhu cầu đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước.
Luật này ra đời nhằm thành lập lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (Lực lượng bảo vệ) trên cơ sở tự nguyện của người dân. Lực lượng này sẽ hỗ trợ công an xã, giúp UBND cùng cấp trong việc giữ gìn an ninh trật tự và thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Luật mới có hiệu lực từ tháng 7: Gỡ rối cho người dân, thúc đẩy kinh tế
Các thành viên trong Lực lượng bảo vệ sẽ được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi như: thanh toán chi phí khám chữa bệnh khi ốm đau, tai nạn; hỗ trợ trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn; xét hưởng chế độ, chính sách thương binh hoặc liệt sĩ khi bị thương, chết khi làm nhiệm vụ.
Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định nguyên tắc, hoạt động phòng thủ dân sự, cũng như quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia phòng thủ dân sự. Trong đó, luật quy định rõ các biện pháp áp dụng trong các cấp độ phòng thủ dân sự khác nhau.
Cụ thể, ở cấp độ 1 (xảy ra sự cố, thảm họa vượt quá khả năng ứng phó của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương cấp xã), các biện pháp phòng thủ dân sự được áp dụng bao gồm: sơ tán người và tài sản khỏi khu vực nguy hiểm, bảo đảm phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân và nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân, cấm hoặc hạn chế người và phương tiện vào khu vực nguy hiểm, phòng chống cháy nổ, bảo vệ công trình phòng thủ dân sự.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, quy định rõ thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu. Theo đó, số tiền thu được từ xử lý tài sản đảm bảo sẽ được chia theo các ưu tiên sau:
1. Chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản đảm bảo.
2. Án phí của bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo.
3. Thuế, lệ phí liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản đảm bảo.
4. Nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng.
5. Nghĩa vụ khác không có bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Luật Giá 2023 bổ sung 9 loại hàng hóa, dịch vụ mới vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, bao gồm:
1. Xăng, dầu thành phẩm.
2. Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).
3. Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.
4. Thóc tẻ, gạo tẻ.
5. Phân đạm; phân DAP; phân NPK.
6. Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.
7. Vắc-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.
8. Thuốc bảo vệ thực vật.
9. Thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 bổ sung một số hành vi bị cấm đối với tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp và kinh doanh dịch vụ nền tảng số. Các hành vi bị cấm này bao gồm:
1. Không thông báo, không công khai cho người tiêu dùng việc tài trợ cho người có ảnh hưởng để thúc đẩy tiêu dùng.
2. Ngăn cản người tiêu dùng kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Yêu cầu người tiêu dùng mua thêm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như điều kiện bắt buộc để giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng.
Luật Hợp tác xã 2023 gồm 115 điều, tăng 51 điều so với Luật Hợp tác xã năm 2012, trong đó bổ sung nhiều quy định mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của hợp tác xã.
Luật quy định rõ các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hướng dẫn về việc thành lập, tổ chức quản trị, tổ chức lại, giải thể, phá sản và hoạt động có liên quan của các tổ chức kinh tế tập thể này.
Luật Giao dịch điện tử 2023 nêu rõ 8 hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử, bao gồm:
1. Lợi dụng giao dịch điện tử xâm phạm lợi ích quốc gia, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.