Quốc hội thông qua Luật Đường bộ: Không bổ sung 'đường tốc độ cao'

Sáng 27-6, Quốc hội đã thông qua toàn văn dự thảo Luật Đường bộ, bao gồm nhiều quy định quan trọng về cấp kỹ thuật đường bộ, đặt tên đường và một số vấn đề liên quan. Trong đó, đáng chú ý là Quốc hội không đồng ý bổ sung "đường tốc độ cao" vào quy định của Luật.

Quốc hội thông qua Luật Đường bộ: Không bổ sung 'đường tốc độ cao'

Quốc hội thông qua Luật Đường bộ: Không bổ sung 'đường tốc độ cao'

Quốc hội đã biểu quyết thông qua Điều 10 quy định cấp kỹ thuật của đường bộ được quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế của đường bộ, bao gồm:

* Đường cao tốc

Quốc hội thông qua Luật Đường bộ: Không bổ sung 'đường tốc độ cao'

Quốc hội thông qua Luật Đường bộ: Không bổ sung 'đường tốc độ cao'

* Đường từ cấp I đến cấp VI

* Đường đô thị

Quốc hội thông qua Luật Đường bộ: Không bổ sung 'đường tốc độ cao'

Quốc hội thông qua Luật Đường bộ: Không bổ sung 'đường tốc độ cao'

* Đường cấp A, B, C, D

* Đường khác

Riêng cấp kỹ thuật của đường đô thị thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành và tiêu chuẩn kỹ thuật do cấp có thẩm quyền công bố. Các đường còn lại thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành và tiêu chuẩn kỹ thuật do cấp có thẩm quyền công bố.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho biết, hệ thống đường bộ của nước ta hiện chưa có quy định về đường tốc độ cao. Để xác định bổ sung một loại cấp kỹ thuật đường bộ, cần có quá trình xem xét, đánh giá kỹ lưỡng và xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Ngoài ra, đường cấp I đã có thiết kế tối đa tới 120 km/giờ, phù hợp với nhu cầu hiện nay.

Một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng không quy định và không có tiêu chuẩn riêng cho đường tốc độ cao. Do đó, UBTVQH đề nghị Quốc hội không bổ sung cấp đường này trong dự thảo Luật.

Về nội dung này, UBTVQH cho rằng việc đặt số hiệu các đường cao tốc theo hướng Bắc Nam theo số lẻ, Đông Tây theo số chẵn sẽ được quy định cụ thể trong các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Tuy nhiên, đường cao tốc ở nước ta đầu tư không cùng thời điểm nên đặt số hiệu thống nhất ngay là khó khăn. Bên cạnh đó, địa lý Việt Nam trải dài, miền Trung có chiều ngang hẹp nên có nhiều tuyến cao tốc đi không theo hướng Bắc Nam hay Đông Tây.

Do đó, UBTVQH đề nghị Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết việc này để không ảnh hưởng đến tính ổn định của Luật.

Có ý kiến đề nghị quy định thẩm quyền đặt tên đường bộ ngay trong Luật. Tuy nhiên, UBTVQH cho rằng đây là nội dung giao Chính phủ quy định cụ thể ở Nghị định hướng dẫn thi hành.

Luật Đường bộ quy định đối với dự án đường cao tốc đã được quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật có hiệu lực thi hành mà chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tại Luật này được tiếp tục đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với đường cao tốc đưa vào khai thác trước ngày Luật có hiệu lực thi hành mà chưa đáp ứng một số quy định của Luật này và các tuyến đường cao tốc nêu trên thì lộ trình đầu tư xây dựng đáp ứng quy định của Luật này thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Đường cao tốc được thiết kế theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về đường cao tốc và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật khác có liên quan. Đường cao tốc được đầu tư, xây dựng phù hợp với quy hoạch và đầu tư, xây dựng đồng bộ các công trình, gồm:

* Đường gom hoặc đường bên

* Trung tâm quản lý, vận hành giao thông tuyến đường cao tốc

* Trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe

* Hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với tuyến đường có thu tiền sử dụng đường bộ

* Công trình kiểm soát tải trọng xe

UBTVQH cho biết đã có ý kiến đề nghị cân nhắc bổ sung phí giao thông nội đô áp dụng đối với ô tô cá nhân đi vào một số khu vực đô thị trong những khung thời gian nhất định. Tuy nhiên, UBTVQH cho rằng quy định về phí giao thông nội đô không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật và cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng. Do đó, cơ quan này đề nghị Quốc hội chưa quy định nội dung này trong dự thảo Luật.