Đối với những người yêu thích tiếng Việt, thành ngữ là một kho tàng vô giá. Chúng không chỉ làm cho ngôn ngữ thêm sinh động mà còn chứa đựng nhiều bài học quý báu. Bài viết này sẽ đưa ra một số câu hỏi hóc búa về thành ngữ Việt Nam để thử thách kiến thức của bạn. Hãy cùng tham gia và kiểm tra xem bạn hiểu biết bao nhiêu về kho tàng ngôn ngữ này nhé!
Thành ngữ Việt Nam: Những câu hỏi hóc búa để thử tài kiến thức của bạn
a) Miệng
b) Hột thị
c) Thị
d) Quan
Thành ngữ “Ngậm miệng ăn tiền” chỉ những người im lặng, làm ngơ trước việc làm sai trái của người khác để trục lợi hoặc tránh phiền phức, khỏi ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân.
a) Giàn héo
b) Giàn néo
c) Già héo
d) Già néo
“Già néo đứt dây” là câu thành ngữ được đúc rút từ kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Néo vốn là dụng cụ dùng để kẹp lúa khi đập lấy thóc, làm bằng hai đoạn tre hay gỗ nối với nhau bằng sợi dây bền. Khi dùng lực quá sức, dây néo có thể bị đứt. Câu này nhắc đến hành động, thái độ làm căng, không chịu nhân nhượng dẫn đến hỏng việc.
a) Đá
b) Đất
c) Cối
d) Chuột
Câu “Ném chuột sợ vỡ bình” mang hàm nghĩa muốn trừ cái hại nhưng phải dè chừng để tránh sự tổn thương tới những mối liên quan.
a) Gông
b) Cùm
c) Xích
d) Ách
Câu “Ách giữ đàng, quàng vào cổ” ám chỉ những người suy nghĩ nông cạn, hành xử theo kiểu bốc đồng, chuyện gì cũng tham gia, gây ra hậu quả xấu để phải nhận phần thiệt về mình.
a) Ốc
b) Cá
c) Rắn
d) Gà
Câu “Vẽ rắn thêm chân” có hàm ý phê phán những việc làm thừa thãi, không thực tế, chỉ gây thêm gây rắc rối. Câu này mang hàm nghĩa tương tự như câu “Thừa giấy vẽ voi”.